Những điều cần chú ý để tránh bị lừa khi mua ô tô

Chiêu trò này thường nhắm đến những đối tượng không nắm vững lịch sử giao dịch của mình và điều khoản này thường được in nhỏ trong hợp đồng khiến người ký ít khi để ý đến.

1. Xe ô tô nhái

Đây là chiêu lừa phổ biến nhất của các nhóm tội phạm có tổ chức. Chúng ăn cắp xe sau đó “hô biến” chiếc xe với cùng hình dáng và kiểu mẫu cho giống với một chiếc xe hợp pháp. Số khung (VIN – Vehicle Indentiffication Number) của xe có thể bị thay đổi và trong một số trường hợp, ngay cả động cơ V5 cũng được làm nhái khiến chiếc xe trông như hàng thật. Do đó, cần phải hết sức cẩn thận với những chiếc xe có đặc điểm kỹ thuật cao nhưng giá thành lại quá rẻ, hãy cố gắng gặp trực tiếp bên bán theo địa chỉ được in trên động cơ V5.

2. Định giá thấp


Có rất nhiều người giao dịch tỏ ý muốn trả tiền mặt khi mua xe. Điều này cũng không lấy gì làm lạ, tuy nhiên, cần phải hết sức cảnh giác với những công ty online đề nghị trả mức giá thấp hơn nhiều so với định giá trực tuyến khi cả hai bên đi đến thỏa thuận chung. Thông thường, sẽ có một kỹ sư “giả bộ” coi xe rồi sau đó tìm ra khiếm khuyết trên xe (dù không có) để hạ thấp giá trị ban đầu mà hai bên đã thống nhất. Mặc dù biết mình sẽ mất tiền nhưng vì đang ở thế bị động nên thường trong trường hợp này, người bán chỉ còn biết “nhắm mắt mà gật đầu đồng ý”. Chiêu bài này không phạm pháp, tuy nhiên, vẫn nên cảnh giác để tránh rơi vào cạm bẫy giăng sẵn đó.

3. Tài chính “thất bại”

Chiêu bài này sẽ có kịch bản như sau: một người tìm đến mua xe, sau khi xem xét, lựa chọn được chiếc xe vừa ý và đồng ý mua xe với tiềm lực tài chính sẵn có của mình. Mọi thứ diễn ra vô cùng hoàn hảo cho đến vài tuần sau, anh ta nhận được một cuộc gọi từ bên giao bán. Họ thông báo rằng thỏa thuận tài chính của anh ta đã thất bại vì anh ta vướng nợ xấu và buộc phải trả thêm tiền vì điều đó. Chiêu trò này thường nhắm đến những đối tượng không nắm vững lịch sử giao dịch của mình và điều khoản này thường được in nhỏ trong hợp đồng khiến người ký ít khi để ý đến.

4. Cẩn thận với “đại lý”

Có một xu hướng chung là các đại lý thường quảng cáo bán xe trên các trang web bán đấu giá. Trên thực tế, những đại lý này không hề có bất cứ mối liên hệ nào với bên bán xe thực sự, mà chỉ sao chép lại phần quảng cáo của bên bán. Khi người mua chuyển tiền cho đại lý thì lập tức số tiền đó sẽ “bốc hơi” và người mua sẽ khó có thể nghe ngóng thêm được tin tức gì từ “đại lý” đó nữa. Không bao giờ được tin vào những người tự xưng là đại diện cho bạn để bán xe mà phải chắc chắn người giao dịch là người bán thực sự.

5. Chuẩn bị đại lý

Vấn đề này không phạm pháp, tuy nhiên, cũng cần phải cẩn thận. Khi mua xe ô tô mới, cần phải kiểm tra dòng chữ in nhỏ trong hợp đồng để xem bên bán có bắt người mua trả thêm phí chuẩn bị đại lý hay không. Đây là khoản phí trả cho người bán vì quá trình chuẩn bị xe cho người mua lựa chọn và thường chi tiết này được in nhỏ ở góc phải bên dưới của hóa đơn. Do đó, người mua thường vướng phải trường hợp bên bán đòi trả một số tiền lớn dù mới chỉ sau một vài giờ làm việc.

6. Những tên lừa đảo quốc tế

Người cần mua xe phát hiện ra một chiếc xe rẻ không tưởng trên một website bán xe và ngay sau đó liên hệ với bên bán. Ngay lập tức bên bán sẽ gửi mail và giải thích chiếc xe đó hiện đang ở châu Âu và lý do họ không thể tiếp tục giữ chiếc xe đó là vì việc thắt chặt tín dụng. Bên bán yêu cầu người mua chuyển tiền qua một website “uy tín” do họ cung cấp. Nhưng vấn đề ở đây là website đó chính là website lừa đảo họ vừa mới tạo ra để lừa số tiền mà bạn phải vất vả lắm mới dành dụm được. Thường thì họ sẽ không có số điện thoại liên hệ trực tiếp mà chỉ trao đổi qua email mà thôi.

7. Hệ số tín nhiệm thấp/ APR cao

Vấn đề này xảy ra một phần là do bạn không biết được hệ số tín nhiệm của chính mình. Bên bán chỉ đơn giản đồng ý thỏa thuận tài chính với tỷ suất phần trăm mỗi năm rất cao và giải thích với bạn nguyên nhân là do bạn vướng nợ xấu. Tìm hiểu về lịch sử giao dịch của bạn rồi sau đó giả vờ khẳng định người mua có hệ số tín nhiệm thấp như thật chính là mánh lới của chiêu trò lừa đảo này.

8. “Chúng tôi sẽ trả tiền”

Người mua mua xe mới bằng cách bán lại xe cũ và bù thêm tiền trong khi chiếc xe cũ đó vẫn chưa trả hết nợ gốc. Bên giao dịch với người mua đồng ý trả phần dư nợ và mua lại chiếc xe đó. Tuy nhiên, vài tháng sau, người mua nhận được một cuộc gọi từ ngân hàng hỏi về lý do tại sao chưa trả nợ cho xe. Đồng nghĩa với việc bên giao dịch đó không hề trả số tiền như đã hứa và vì không có văn bản chứng thực nào nên người mua không thể cầu cứu được.

9. Bảo hiểm bắt buộc

Mặc dù mua bảo hiểm là một lựa chọn thông minh nhưng điều này không bắt buộc. Đừng bao giờ để cho bên giao dịch đẩy vào trường hợp phải mua nếu không sẽ không nhận được tiền. Điều này phụ thuộc vào người mua và người mua có quyền lựa chọn loại hình bảo hiểm. Việc người mua có đồng ý mua bảo hiểm hay không chẳng ảnh hưởng gì đến điểm số tín dụng hay khả năng dùng tín dụng của họ cả.

10. Gộp hóa đơn

Hãy cảnh giác với những bên giao dịch đề nghị bán xe và gộp tất cả chi phí vào một khoản tiền trả hằng tháng. Mục đích của việc làm này là kéo dài thời hạn trả tiền trong khi mỗi tháng người mua đều phải trả lãi nên sẽ “đội giá” lên so với giá gốc. Mặc dù việc này không phạm pháp nhưng tốt nhất người mua nên trả dứt điểm ngay cả khi chỉ phải trả tiền một hóa đơn.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *